Giải pháp chống rét hiệu quả cho gia súc, gia cầm trong mùa Đông tới

Trong  vụ Đông xuân có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của đàn vật nuôi. Đàn vật nuôi phải tốn nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt chống lại cái rét. Do đó chúng ta cần phải quan tâm hơn trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng. Đặc biệt là những con non và những con già, gầy yếu.

Để việc chống đói rét đạt hiệu quả cao thì trước vụ Đông xuân bà con nên tiến hành dự trữ rơm rạ, ủ chua thức ăn thô xanh từ cỏ voi, dây rau lang, dây lạc, thân cây ngô…. đồng thời diệt trừ nội ngoại ký sinh trùng như giun, sán, ký sinh trùng đường máu, ve rận… Tiêm phòng các loại vaccin tuỳ từng đối tượng vật nuôi theo khuyến cáo của cơ quan thú y. Thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để có kế hoạch chăn thả và chuẩn bị thức ăn hàng ngày.

  Đối với những ngày rét đậm, rét hại thì người chăn nuôi cần lưu ý một số công việc như sau:

     – Về chuồng trại: 

Chuồng trại phải được che chắn không để gió lùa trực tiếp vào đàn vật nuôi. Chỉ nên quét dọn, hạn chế rửa chuồng để nền chuồng được khô ráo. 

Có thể làm đệm lót sinh học từ men vi sinh kết hợp trấu, mùn cưa hoặc xơ vỏ cây keo, vv,…để giữ cho chuồng trại khô ráo và giữ ấm gia súc, gia cầm, giảm mùi hôi của chất thải.

 

Đối với chuồng nuôi hở cần bổ sung thêm hệ thống rèm che xung quanh chuồng. Vào những ngày nhiệt độ không quá thấp hệ thống rèm chỉ nên che hướng gió chính, đặc biệt là gió bấc. Những ngày rét đậm, rét hại khi che rèm bạt xung quanh chuồng nuôi cần lưu ý để chuồng nuôi được thoáng khí, cần thiết bổ sung thêm quạt thông gió công nghiệp.

 

 

 

–  Về chăm sóc quản lý:

Đối với đàn lợn, gà: Cung cấp đủ lượng thức ăn, nước uống.  Bổ sung thêm vitaminC, Bcomplex, men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng.

Có thể đốt củi để sưởi nhưng cần đảm bảo an toàn không để gây ra hoả hoạn, ngộ độc khí hoặc làm bỏng vật nuôi.

Đối với trâu bò: cung cấp lượng thức ăn thô xanh hàng ngày bằng 10% trọng lượng, Ví dụ trâu bò nặng 300 kg thì cho ăn lượng cỏ là 30 kg/con/ngày. Bổ sung thức ăn tinh bột như ngô, cám gạo từ 0,5- 3kg/con. Ngoài ra cho ăn thêm thức ăn ủ chua, rơm rạ 5-7 kg/con/ngày, Nhằm kích thích tiêu hoá, chống hiện tượng chướng hơi dạ cỏ.

Hàng ngày nên pha nước muối ấm cho uống với lượng là 5 gam/100 kg trọng lượng trâu, bò. Nhằm tăng sức đề kháng.

Ngoài ra sử dụng bao tải, chăn cũ… may áo mặc cho trâu bò sao cho che được tối đa diện tích phần thân trâu bò. Tranh thủ thả khi thời tiết tạnh ráo có ánh nắng mặt trời và không được cho xuống nước.

Đối với những ngày rét hại ( nhiệt độ dưới 120C) hoặc mưa phùn thì tuyệt đối không thả ra ngoài đồng.

Bổ sung, nâng cấp hệ thống sưởi ấm bên trong chuồng nuôi như lắp đặt hệ thống đèn hồng ngoại, máy sưởi công nghiệp

 

Hàng ngày theo dõi sức khoẻ đàn vật nuôi phát hiện sớm và cách ly những  con bị bệnh để có chế độ chăm sóc, điều trị phù hợp. Đối với trâu bò bị cước chân cần tiến hành xoa bóp bằng rượu gừng để lưu thông máu, cho vận động trong chuồng.

Thường xuyên quét dọn và khử trùng chuồng trại, tiêu diệt các loại côn trùng, chuột hại.

Báo cơ quan chức năng khi gia súc, gia cầm có biểu hiện ốm, chết để có biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời

 

 

Contact Me on Zalo
0965 811 664